topBanner

Tiêu chuẩn hữu cơ phổ biến trong nông nghiệp

10:25 18/03/2024

Thực phẩm organic hay còn gọi là thực phẩm hữu cơ đang ngày một phổ biến trong đời sống hàng ngày. Trước nhiều thông tin về thực phẩm hữu cơ hay nhãn thực phẩm hữu cơ ngày càng khiến người tiêu dùng trở nên băn khoăn.

Liệu bạn có thực sự hiểu hết và hiểu đúng về các tiêu chuẩn hữu cơ chưa? Hiểu đúng biết sâu sẽ giúp bạn chọn lựa thực phẩm thật sự tốt cho sức khỏe của bạn và gia đình. Trước tiên hãy cùng Sói Biển tham khảo về các tiêu chuẩn hữu cơ phổ biến trong lĩnh vực nông nghiệp nhé!

IFOAM

Liên đoàn Quốc tế các Phong trào Nông nghiệp Hữu cơ IFOAM (International Federation of Organic Agriculture Movements) - phong trào hữu cơ quốc tế được thành lập tại Versailles, Pháp, vào ngày 5 tháng 11 năm 1972, trong một đại hội quốc tế về nông nghiệp hữu cơ do tổ chức nông dân Pháp Natureet Progrès tổ chức. Roland Chevriot, nguyên chủ tịch của Nature et Progrès lúc bấy giờ là người đã đưa ra sáng kiến này. Tới năm 2015 thì nó được đổi thành IFOAM Organics International.

Với 5 thành viên sáng lập là đại diện cho các tổ chức. Bao gồm, (1) Lady Eve Balfour đại diện cho Hiệp hội Đất của Vương quốc Anh; (2) Kjell Arman đại diện cho Hiệp hội Động lực học Thụy Điển; (3) Pauline

Raphaely đại diện cho Hiệp hội Đất Nam Phi; (4) Jerome Goldstein đại diện nhà xuất bản Rodale, Inc. của Hoa Kỳ; và (5) Roland Chevriot đại diện Nature et Progrès của Pháp.

Mục đích của tổ chức này được thể hiện bởi cái tên: Liên đoàn Quốc tế về các Phong trào Nông nghiệp Hữu cơ. Những người sáng lập hy vọng rằng liên đoàn sẽ đáp ứng những gì họ coi là nhu cầu chính: Một tiếng nói thống nhất, có tổ chức cho thực phẩm hữu cơ, phổ biến và trao đổi thông tin về các nguyên tắc và các hoạt động của nông nghiệp hữu cơ giữa các quốc gia.

IFOAM là một tổ chức phi lợi nhuận đã thiết lập các tiêu chuẩn hữu cơ trên toàn cầu từ năm 1980. Chứng nhận IFOAM được quốc tế công nhận là xác minh năng lực cho các tổ chức chứng nhận hữu cơ. IFOAM đã thiết lập các yêu cầu chứng nhận hữu cơ đầu tiên vào năm 1992.

 

USDA ORGANIC - CHỨNG NHẬN HỮU CƠ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP HOA KỲ

Con dấu hữu cơ của USDA chỉ có thể được sử dụng cho các sản phẩm đã tuân thủ các yêu cầu về sản xuất và phân loại nghiêm ngặt. Các sản phẩm hữu cơ USDA được chứng nhận chỉ được quản lý bởi các đại lý được ủy quyền của USDA, theo các quy định hữu cơ của USDA.


 

QAI-QUALITY ASSURANCE INTERNATIONAL

QAI là cơ quan đảm bảo chất lượng quốc tế của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, QAI có trụ sở tại Hoa Kỳ nhưng hoạt động trên nhiều nước như Canada, EU, Nhật, Mỹ Latinh…Cũng như USDA ORGANIC, chứng nhận QAI đảm bảo rằng sản phẩm được chứng nhận thực phẩm hữu cơ phải tuân thủ các điều kiện nghiêm ngặt của cơ quan này.
 

ACO - AUSTRALIAN CERTIFIED ORGANIC - CHỨNG NHẬN HỮU CƠ CỦA CHÍNH PHỦ ÚC

Các sản phẩm được chứng nhận bởi ACO chứa ít nhất 95% thành phần được chứng nhận hữu cơ. 5% thành phần còn lại phải là thành phần thực vật được sản xuất tự nhiên và nếu có chất bảo quản, phụ gia phải là tự nhiên được cho phép, hoàn toàn không độc hại.

 

EU ORGANIC BIO LOGO - CHỨNG NHẬN THỰC PHẨM HỮU CƠ CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU EU

Logo và các quy tắc ghi nhãn là một phần quan trọng của các quy định về thực phẩm hữu cơ. Với khuôn khổ pháp lý này, Liên minh châu Âu (EU) cung cấp các điều kiện để ngành sản xuất và chế biến thực phẩm hữu cơ có thể tiến triển phù hợp với sự phát triển sản xuất và thị trường. 


 

 

AB (AGRICULTURE BIOLOGIQUE) - CHỨNG NHẬN CANH TÁC HỮU CƠ

AB ( Agriculture Biologique)  là một hiệp hội phi lợi nhuận phục vụ phát triển và quảng bá nông nghiệp hữu cơ dựa trên các tiêu chuẩn về điều kiện thổ nhưỡng, sự tôn trọng bảo vệ môi trường sinh thái, con người và phương pháp canh tác. Cơ quan này sử dụng nhãn sản phẩm Canh tác hữu cơ AB - Nhãn sản phẩm được tin dùng nhất tại Pháp.


 

CHỨNG NHẬN THỰC PHẨM HỮU CƠ BIOR NATUR PLUS

Tất cả sản phẩm đạt chuẩn Bior Natur Plus đều 100% tự nhiên đảm bảo quy trình sản xuất thân thiện với môi trường, thực phẩm hữu cơ an toàn và lành mạnh. Đây là tổ chức chứng nhận thực phẩm hữu cơ hàng đầu Thụy Sĩ.

CHỨNG NHẬN NASA

NASAA Certified Organics - National Association for Sustainable Agriculture Australia - Hiệp hội Quốc gia về nông nghiệp bền vững Úc.

NASAA là cơ quan duy nhất bảo lãnh người tiêu dùng xác minh yêu cầu bồi thường sản phẩm thực phẩm hữu cơ. Sản phẩm được chứng nhận bởi NASAA phải đạt chuẩn hữu cơ tối thiểu 95% với 5% còn lại từ nguồn gốc tự nhiên. NASAA cấm sử dụng các thành phần tổng hợp và hóa học. NASAA được kiểm định cấp quốc gia và được công nhận theo Chương trình hữu cơ năng động của Bộ Nông nghiệp Úc.


 

JAS (JAPANESE AGRICULTURAL STANDARD) CHỨNG NHẬN TIÊU CHUẨN CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP NHẬT BẢN

Nhật Bản nổi tiếng với các sản phẩm nông nghiệp Hữu cơ, Chứng nhận JAS là chứng nhận tiêu chuẩn quy định các điều kiện cho sản phẩm và cách dán nhãn để tạo sự tin tưởng đối với người tiêu dùng.


 

COR CANADA ORGANIC REGIME – CHỨNG NHẬN THỰC PHẨM HỮU CƠ CANADA

Chứng nhận thực phẩm Hữu cơ Canada là sự trả lời của Chính phủ Canada cho các yêu cầu về lĩnh vực hữu cơ và người tiêu dùng trong việc phát triển hệ thống quy định cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.

Các sản phẩm được chứng nhận thực phẩm hữu cơ Canada sẽ được dán nhãn COR và chịu sự quản lý chặt chẽ của ban thanh tra thực phẩm Canada.

 

CHỨNG NHẬN PGS

PGS (Participatory Guarantee System) là chứng nhận đảm bảo sản phẩm được sản xuất theo đúng quy trình cũng như tuân thủ theo các quy định của sản xuất hữu cơ.

Tại Việt Nam, chứng nhận PGS được xây dựng dựa trên bộ tiêu chuẩn SXNN hữu cơ 10TCN 602-2006 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Đây cũng là chứng nhận duy nhất trong thị trường nội địa chứng minh nguồn gốc hữu cơ của sản phẩm.

Được cấp chứng nhận PGS là cơ hội để sản phẩm nông nghiệp có thể cạnh tranh tốt trên thị trường, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng, đồng thời góp phần phát triển kinh tế hiệu quả.

TIÊU CHUẨN HỮU CƠ VIỆT NAM TCVN

Là một nước có nền công nghiệp hóa đi sau so với các nước phương Tây nên Việt Nam cũng chỉ mới áp dụng các giải pháp hóa học những năm gần đây, nhất là sau năm 1990 sau khi hoàn toàn xóa bỏ nền nông nghiệp tập chung bao cấp và mô hình HTX kiểu cũ. Tuy thế việc ứng dụng công nghiệp hóa học diễn ra khá nhanh và rộng rãi cùng với sự mở cửa của đất nước trong hội nhập quốc tế. Nhưng cũng rất nhanh chóng nhận thức được những mặt trái của việc sử dụng các chất hóa học thái quá. Các chương trình phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM hay quản lý công trồng tổng hợp ICM, VietGAP...tiền đề của nông  nghiệp hữu cơ cũng đã được quan tâm và phổ biến  trong vài thập niên gần đây. Tuy nhiên,  nông nghiệp hữu chính thức cũng mới chỉ thực sự trở nên phổ biến hơn và được quan tâm hơn trong những năm gần đây. Tới năm 2017, chính phủ Việt Nam cũng đã ra đời bộ tiêu chuẩn cho nông nghiệp hữu cơ với tên gọi TCVN11041:2017.

Theo Đề án Phát triển Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) giai đoạn 2020 - 2030, Việt Nam đặt mục tiêu năm 2025, tổng diện tích phát triển NNHC đạt từ 1,5 - 2% tổng diện tích đất nông nghiệp và năm 2030 đạt từ 2,5 - 3%.