Bắt đầu từ 23 tháng Chạp âm lịch hằng năm,ngày cúng tiễn ông Công ông Táo chầu Trời, các gia đình Việt Nam chu đáo chuẩn bị những mâm cúng đủ đầy, tỏ lòng thành kính của gia chủ tới các vị thần tại gia.
Ý nghĩa của Tết Ông Công Ông Táo
Theo quan niệm người xưa, Táo quân hay Thổ công là vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ. Ông còn là vị thần giữ gìn sự bình yên và sức khỏe, may mắn cho mọi người trong gia đình.
Ông Táo về trời sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới. Cá chép là phương tiện để ông cưỡi về trời, nên vì sao ngày này các nhà thường mua cá chép về cúng rồi đem thả ra sông, ngụ ý “cá vượt Vũ môn” hay “cá chép hóa rồng”.
Tục cúng ông Táo mang ý nghĩa thờ “ thần Bếp’ chuyên cai quản bếp núc, giữ lửa ấm cho gia đình, cầu mong 1 năm tiếp theo ấm no, đủ đầy.
Cách lau dọn ban thờ ngày 23 Tết
Trước tiên, chuẩn bị một đĩa hoa quả đặt lên, dâng hương và khấn xin phép các vị thần linh, tổ tiên thu dọn ban thờ.
Dùng nước ấm, không dùng nước lạnh lau. Lau bài vị của thần phật trước rồi mới đến bài vị tổ tiên. Sau đó đến phần dọn bát hương, người làm phải cực kỳ tỷ mỉ tránh sơ suất di chuyển bát hương, rút từng chân nhang, để lại trong bát hương khoảng từ 3- 5 nén.
Mâm cỗ cúng Ông Công Ông Táo
Phục trang của Táo Quân
Việc đầu tiên cần chuẩn bị cho lễ thắp hương ngày 23 tháng chạp là gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ lễ vật gồm có: Ba mũ Táo quân, chiếc mũ dành cho 2 Táo ông thì có hai cánh chuồn; mũ dành cho Táo bà thì không có cánh chuồn. 3 bộ mũ áo xanh đỏ vàng sẽ được trang trí sặc sỡ, lấp lánh.
Đồ cúng ngày 23/12 âm lịch
Một trong những tiêu chí quan trọng để chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công ông Táo là đồ cúng. Theo đó, ngoài bộ mũ áo cho Táo quân thì tùy mỗi gia đình, mỗi vùng miền sẽ có sự khác nhau. Cụ thể như sau:
Miền Bắc sẽ không thể thiếu cá chép sống thả trong chậu hoặc bát nước sạch mang hình tượng đưa ông Táo về chầu trời.
Miền Trung các gia đình thường cúng ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ.
Người miền Nam thì đơn giản hơn, gia chủ chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.
Để sắp một mâm cỗ cúng ông Táo đầy đủ, mỗi gia đình cần chuẩn bị thật chu đáo và đẹp mắt. Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo thường có:
Ngoài việc quan tâm đến các yêu cầu chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công ông Táo, thời gian làm lễ cúng cũng rất quan trọng. Theo quan niệm dân gian, lễ cúng tiễn ông Công ông Táo thường được làm từ tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng sớm ngày 23 để kịp giờ Táo quân lên thiên đình. Nếu thắp vào chiều tối ngày 23 tháng chạp thì Táo quân sẽ không nhận được lễ vật tâm thành của gia chủ
Gia chủ sau khi bày lễ, thắp hương khấn cầu đủ 2 tuần nhang xong, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra sông, suối mang nghĩa tượng trưng “cá chép hóa rồng” đưa Táo quân về chầu trời.
Văn khấn ông Công ông Táo
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ (chúng) con là: ……………
Ngụ tại:…………
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.
Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Trên đây là bài viết chia sẻ một vài điều cần lưu ý khi chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp. Hy vọng bạn đọc nhận được những thông tin hữu ích nhất!
Tin tức
CÔNG TY CỔ PHẦN SÓI BIỂN TRUNG THỰC
Mã số doanh nghiệp: 0107522785 do Sở Kế hoạch và Đầu Tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 29/07/2016
Website soibien.vn thuộc quyền sở hữu của Công ty Cổ phần Sói Biển Trung Thực và được phát triển bởi TEKO
Địa chỉ trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 3, Lô S5-20 Cụm sản xuất làng nghề Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, Việt Nam