topBanner

GỢI Ý MÂM CƠM CÚNG RẰM THÁNG GIÊNG ĐƠN GIẢN VÀ ĐẦY ĐỦ HÚT MAY MẮN, TÀI LỘC

03:58 22/02/2024

Theo quan niệm, mâm cúng Rằm tháng Giêng là một trong những mâm cúng quan trọng nhất trong năm với ý nghĩa ngày rằm đầu tiên trong năm.Vì thế vào ngày này, các gia đình Việt thường chuẩn bị mâm cỗ thịnh soạn để cầu bình an, no đủ cho cả năm. Với ý nghĩa trước là để kính Phật, gia tiên, sau là để cầu mong tài lộc, rằm đầu tiên trong năm. Hãy cùng Sói Biển tìm hiểu ngay nhé! 

 

1/ Mâm cỗ mặn cúng rằm tháng Giêng

Mâm cỗ mặn cúng rằm tháng Giêng dâng lên gia tiên thường có 4 bát 6 đĩa. Thông thường, 4 bát gồm canh măng, canh bóng, bát miến và mọc; 6 đĩa gồm thịt gà hoặc lợn luộc, giò/chả, nem, món xào,  nộm, xôi hoặc bánh chưng,…

 

 

2/ Mâm cỗ chay cúng rằm tháng Giêng

Với mâm cơm cúng rằm tháng giêng món chay cũng tương tự như mâm cỗ mặn chỉ thay các món mặn bằng món chay như: 

+ Giò chay, thịt gà chay,...

+ Xôi: xôi gấc, xôi đỗ, xôi dừa hạt sen lá dứa,... (thường ưu tiên chọn xôi gấc với màu sắc bắt mắt)

+ Rau củ quả luộc, xào

+ Nấm hải sản chiên, nem chay, nấm rơm chiên xù,...

+ Đậu hũ xào rau củ, đậu hũ sốt chua ngọt, đậu hũ chiên tẩm hành, đậu hũ sốt nấm, miến xào chay,...

+ Canh củ quả hầm

+ Bánh bao chay

 

 

3/ Hoa quả cúng rằm tháng Giêng

Trong mâm cúng rằm tháng giêng ngoài mâm cơm cúng với các món mặn bạn còn cần chuẩn bị hoa quả cúng rằm tháng Giêng chỉ cần chuẩn bị một số loại hoa quả sẵn có theo mùa, rửa sạch, để ráo và xếp lên đĩa sao cho đẹp mắt.

Lưu ý: Mâm hoa quả cúng rằm tháng Giêng thường được chuẩn bị số quả là số lẻ như: 3 quả, 5 quả, 7 quả, 9 quả.

 

 

4/ Nên làm gì trong ngày rằm tháng Giêng?

Ngoài nghi lễ cúng rằm tháng Giêng, mọi người thường làm một số việc sau:

Đi lễ chùa

Vào ngày rằm tháng Giêng, nhiều người lên chùa dâng hương để cầu bình an, may mắn trong năm mới. Có người còn tham dự các pháp đàn cầu an từ trước rằm cả tuần. Khi đến chùa làm lễ, mọi người cần tuân thủ các nguyên tắc về trang phục, hành xử như quần áo gọn gàng, kín đáo, đi nhẹ, nói khẽ.

 

 

Phóng sinh

Phóng sinh là việc được nhiều người thực hiện trong ngày rằm tháng Giêng, thể hiện lòng nhân ái, tôn trọng sự sống của muôn loài. Khi phóng sinh, bạn nên chọn nơi vắng vẻ, không có hoạt động săn bắt để các sinh vật có thể sống thoải mái với môi trường tự nhiên.

 

 

5/ Có nên cúng trước rằm tháng Giêng?

Lễ cúng rằm tháng Giêng thường được các gia đình tiến hành vào giờ Ngọ (tức là từ 11h đến 13h) ngày chính ngày rằm - 15/1 Âm lịch. Phần lớn các gia đình vẫn thường cúng vào ngày này, tuy nhiên, một số gia đình bận rộn có thể sắp xếp cúng trước rằm, từ ngày 13, 14 Âm lịch, thậm chí có gia đình cúng từ ngày 11, 12 Âm lịch. Năm nay, Tết Nguyên tiêu rơi vào ngày cuối tuần - thứ Bảy ngày 24/2/2024 Dương lịch, vì thế các gia đình hoàn toàn có đủ điều kiện về thời gian để chuẩn bị lễ cúng rằm tháng Giêng thật chu đáo và đúng ngày. Năm Giáp Thìn 2024, gia chủ có thể cúng ngày rằm tháng Giêng vào các giờ đẹp sau:

-  Nếu cúng ngày 14/1 Âm lịch, gia chủ có thể chọn các giờ tốt:

  • Giờ Thìn (7h – 9h)
  • Giờ Ngọ (11h – 13h)
  • Giờ Mùi (13h – 15h)

-  Nếu cúng vào đúng ngày rằm 15/1 Âm lịch, gia chủ có thể chọn các giờ tốt:

  • Giờ Thìn (7h – 9h)
  • Giờ Tỵ  (9h – 11h)
  • Giờ Thân (15h – 17h)
  • Giờ Dậu (17h – 19h)