Không chỉ mang vẻ đẹp mê đắm lòng người, mỗi vùng miền của Việt Nam lại có những đặc sản riêng thu hút du khách gần xa. Trong số các đặc sản thì mắm là món ăn quen thuộc, không thể thiếu trong mỗi bữa ăn từ dân dã đến sang trọng của người Việt từ xưa đến nay. Hôm nay, hãy cùng Sói Biển điểm danh lại các loại mắm đặc sản của miền Trung.
1. Mắm cái
Đây là loại mắm được làm từ cá và có cách chế biến khá đặc biệt, cầu kỳ. Thân cá sẽ được ướp với muối sau đó chắt phần nước đã đã chảy ra, sau khi lên men, cá đã ướp sẽ được trộn với các hương liệu như đường, thính… để tạo hương vị thơm, đặc trưng.
Mắm Cái sẽ chuẩn vị khi ăn với dưa leo, rau sống, rau luộc, thịt luộc nước, phở cuốn, bánh hỏi… Để có thể thưởng thức đặc sản mắm miền Trung này bạn nên chế biến mắm cá trước 1 tháng hoặc đặt mua từ sớm để có món quà biếu đặc sắc, phong phú và giúp bữa cơm ngon và không gây nhàm chán với loại nước mắm thông thường.
2. Mắm ruốc
Mắm ruốc là loại nước chấm nổi tiếng của miền Trung, đặc biệt là người Huế. Mắn được làm từ Ruốc (loại tôm nhỏ), có mùi hơi tanh, màu đỏ hồng, thơm nhẹ, không quá mặn.
Sử dụng mắm Ruốc với các loại đồ ăn như: Thịt kho mắm ruốc, cơm, bún bò, rau luộc, hay chấm các loại trái cây đều rất ngon. Mắm Ruốc chính là nguyên liệu chính trong nước dùng của món Bún bò Huế lừng danh.
3. Mắm mực
Quảng Ngãi nổi tiếng với đặc sản mắm mực. Loại mắm này được chế biến, làm từ mực nhỏ ngâm ủ với muối hạt, có màu hơi đen, có mùi rất thơm. Bạn có thể ăn mắm mực với các món dân dã như: Cơm, rau luộc, thịt luộc…
4. Mắm tôm chua Huế
Đây là loại nước mắm đặc trưng và nổi tiếng nhất ở Huế. Mắm tôm chua được làm từ tôm tươi với cách làm khá đặc biệt như: Tôm đem ngâm với rượu rồi xóc đều với muối hạt cùng giềng, ớt, tỏi, đường, mắm và đem ủ kín. Khi mắm có mùi thơm và tôm có màu đỏ tươi là có thể sử dụng được.
Những ai là người con của dải đất miền Trung chắc hẳn sẽ không còn gì xa lạ với món mắm thính Huế. Một trong những đặc sản với hương vị mặn mòi và mùi thơm lôi cuốn nhưng giá thành lại khá rẻ, rất phù hợp để dự trữ cho những ngày biển động.
Nguyên liệu cá làm mắm thính khá đa dạng, nhưng phổ biến nhất vẫn là cá ngừ và cá nục. Cá mang về sau khi làm sạch mang và ruột sẽ được rửa sạch rồi ướp với muối và thính gạo hoặc thính bắp vàng tươi thơm lừng. Cuối cùng cho cá vào vại sành mang đi phơi vài nắng rồi ủ ở nơi mát 2 - 3 tháng.
5. Mắm thính
Mắm cá thính khi ăn sẽ cho ra bát cùng các loại gia vị như tỏi, ớt, đường,... rồi đem chưng cách thủy hoặc được kho với thịt ba chỉ. Những ngày mưa gió ở nhà ăn mắm thính cùng bát cơm nóng là một điều tuyệt vời của người dân nơi đây.
6. Mắm cá rò
Cá rò là cá kình con, một loại cá đặc biệt có giá trị chỉ xuất hiện vào tháng 4 ở cửa biển Thuận An, đây cũng chính là nguyên liệu chế để biến ra món mắm cá rò độc đáo. Những con cá rò có vẩy óng ánh, xương mềm và thịt vô cùng tươi ngon được người dân mang về ủ thành mắm. Công đoạn làm nên mắm cá rò vô cùng cẩn thận. Cá rò tươi mang về phải xóc cá cho sạch vẩy nhớt rồi rửa sạch cá với nước biển để không bị nhạt thịt cá. Sau đó ướp cá với muối theo đúng tỉ lệ 6 phần cá với 1 phần muối hột rồi cho vào lu ủ trong vòng 1 tháng là cá sẽ lên men. Cuối cùng cho thêm tỏi, ớt, giềng, đường để tăng thêm hương vị, điều đặc biệt là sau khi lên men thành mắn thì cá vẫn giữ được hình dạng nguyên con chứ không bị nát. Mắm cá rò có vị mặn mòi chan chát của biển cùng vị ngọt của cá tươi trở thành một món chấm rau sống kèm thịt làm xiêu lòng biết bao thực khách dừng chân thưởng thức ở vùng biển Thuận An xinh đẹp này.
7. Mắm sò
Mắm sò được biết đến như một đặc sản nổi tiếng nhất tại vùng đất Lăng Cô cố đô Huế. Vùng biển Lăng Cô vốn nổi tiếng với nhiều hải sản tươi sống, trong đó sò là loại rất được ưa chuộng. Người dân ở đây ít ăn sống mà chủ yếu đem làm mắm, gọi là mắm sò. Không giống với mắm cá, mắm tôm, mắm sò Cô Lăng có hương vị rất đặc biệt nhờ nguồn nguyên liệu tươi ngon và bí quyết làm mắm sò lâu đời của người địa phương. Sò sau khi được cào về sẽ được lấy thịt, rửa thật sạch cát. Sau khi để ráo nước sẽ cho sò ra thau sạch ướp với muối và ớt riềng rồi đậy kín ủ khoảng 8 - 10 ngày. Theo kinh nghiệm của người dân, mắm sò để càng lâu thì ăn sẽ càng ngon. Để cảm nhận vị ngon đúng chuẩn của mắm sò nên ăn với cơm nóng là ngon nhất, ngoài ra còn được dùng như một món nước chấm rau sống kèm thịt luộc thì thật không thể cưỡng lại được.
Trên đây là bài giới thiệu của Sói Biển về các loại mắm miền trung cực hấp dẫn và được nhiều người yêu thích. Nếu có dịp ghé thăm vùng đất duyên hải xinh đẹp này bạn nhất định phải nếm thử để trải nghiệm ẩm thực của người dân vùng biển nhé!
Tin tức
CÔNG TY CỔ PHẦN SÓI BIỂN TRUNG THỰC
Mã số doanh nghiệp: 0107522785 do Sở Kế hoạch và Đầu Tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 29/07/2016
Website soibien.vn thuộc quyền sở hữu của Công ty Cổ phần Sói Biển Trung Thực và được phát triển bởi TEKO
Địa chỉ trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam