topBanner

Phân biệt rau tiêu chuẩn hữu cơ và GAP

09:12 22/03/2024

Với xu hướng người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các thực phẩm an toàn để chăm sóc sức khỏe gia đình cũng như góp phần bảo vệ hệ sinh thái và trái đất, điều này đã thúc đẩy sự phát triển của các phương pháp sản xuất nông nghiệp như rau hữu cơ và rau GAP. Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về sự khác biệt quan trọng giữa hai loại này và tại sao chúng đóng góp vào việc cung cấp thực phẩm an toàn và chất lượng cho người tiêu dùng.

 

Thế nào là rau hữu cơ và rau sạch GAP?

Rau hữu cơ

 Rau hữu cơ là những loại rau được trồng và sản xuất theo quy chuẩn hữu cơ. Điều này đồng nghĩa với việc không sử dụng các hóa chất hợp chất nhân tạo trong quá trình trồng trọt. Thay vào đó, người sản xuất tập trung vào việc sử dụng phương pháp tự nhiên để duy trì sức kháng của cây trước sự tấn công của sâu bệnh.

Không chỉ vậy, theo các nhà nghiên cứu và dinh dưỡng học thì rau hữu cơ còn chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng hơn, hương vị ngon hơn và giúp hỗ trợ chống lại một số tình trạng như: Máu nhiễm mỡ, cao huyết áp, tiểu đường,,…

 Để đạt chuẩn hữu cơ, cá nhân hoặc tổ chức sản xuất nông nghiệp phải thực hiện đúng các quy trình từ nuôi trồng, thu hoạch đến bảo quản theo tiêu chuẩn rất khắt khe nhằm đảm bảo sức khỏe của người sản xuất và tiêu dùng, không ảnh hưởng đến môi trường cũng như có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc.

 

Các chứng nhận rau hữu cơ phổ biến

 

 

Vùng trồng rau hữu cơ phải tuân thủ những quy định khắt khe nhất về đất - nước - không khí

Rau tiêu chuẩn GAP

   Rau GAP là những loại rau được trồng và sản xuất dưới sự tuân thủ các quy chuẩn về Thực hành Nông nghiệp tốt. GAP là cụm từ viết tắt của: Good Agricultural Practices. Đây là tiêu chuẩn chung được ASEAN đã công bố vào năm 2006. Tiêu chuẩn VietGAP là Vietnamese Good Agricultural Practices và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo tiêu chuẩn riêng của Việt Nam.

     Quy trình này tập trung vào việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu một cách hiệu quả, đảm bảo vệ sinh trong quá trình sản xuất và thu hoạch, và tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm. Mục tiêu của GAP là đảm bảo rằng sản phẩm nông nghiệp đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn, chất lượng và bảo vệ môi trường.

 

Cách phân biệt rau tiêu chuẩn hữu cơ và GAP

     Mặc dù cả hai  phương pháp sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn hữu cơ và GAP đều hướng đến việc cung cấp thực phẩm an toàn và chất lượng, nhưng sự khác biệt chủ yếu nằm ở cách tiếp cận và quy trình sản xuất.

Về quy trình trồng trọt

     Rau hữu cơ luôn đáp ứng, tuân thủ tốt quy trình nghiêm ngặt về tiêu chuẩn an toàn trong trồng trọt. Quá trình canh tác rau hữu cơ thân thiện với môi trường, hệ sinh thái sạch từ đất - không khí - nguồn nước, hoàn toàn không sử dụng bất kỳ các chất hóa học nào, cũng như giống biến đổi gen, chỉ sử dụng thiên địch hoặc các chế phẩm sinh học để trừ sâu bệnh. Chính vì vậy, rau hữu cơ luôn đảm bảo tính an toàn cao đối với sức khỏe người tiêu dùng.

     Rau sạch GAP vẫn được phép sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật hóa học nhưng ở mức tiêu chuẩn cho phép. Để được phép cung cấp trên thị trường, quá trình sản xuất rau an toàn phải tuân thủ nghiêm ngặt kỹ thuật để đảm bảo thành phẩm rau thực sự an toàn cho người dùng.

 

Quy chuẩn đánh giá

Các tiêu chuẩn đánh giá rau hữu cơ phổ biến:

- PGS (Participatory Guarantee Systems) - Hệ thống đảm bảo giá trị cho các sản phẩm hữu cơ cho thị trường nội địa Việt Nam.

- USDA (United States Department of Agriculture) - Chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ.

- JAS ( Japanese Agricultural Standards System) - Hệ thống tiêu chuẩn hữu cơ nông nghiệp Nhật Bản.

Các chứng nhận rau GAP phổ biến

 

Các tiêu chuẩn đánh giá rau sạch GAP phổ biến:

- VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) - Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam.

- GlobalGAP (Global Good Agricultural Practices) - Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trên toàn cầu.

- AseanGAP (Asean Good Agricultural Practice) - thực hành nông nghiệp tốt ở các nước trong khu vực ASEAN.

 

Về chất lượng và hương vị

Rau hữu cơ được phát triển một cách hoàn toàn tự nhiên, thời gian sinh trưởng dài và chỉ thu hoạch khi đạt được độ chín tới. Rau có màu xanh tự nhiên, kích thước hơi nhỏ. Do thời gian sinh trưởng dài nên rau có hàm lượng khoáng và vitamin cao hơn rau thông thường. Rau có độ giòn ngọt, hương vị đậm đà tươi ngon. Rau thường sẽ không tươi quá lâu, có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng trong một thời gian nhất định hoặc sẽ lâu hơn trong ngăn mát tủ lạnh.

Rau sạch GAP có thời gian sinh trưởng ngắn hơn nhờ có bổ sung thêm phân bón hóa học và chất kích thích sinh trưởng. Rau được thu hoạch đúng độ chín và đúng theo yêu cầu của từng loại rau, loại bỏ lá già, héo, quả bị sâu, dị dạng. Rau luôn luôn có vẻ ngoài đẹp mắt, màu xanh mướt và đồng đều. Rau có độ giòn và vẫn có hương vị đặc trưng. Rau tươi lâu, an toàn nếu và được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh có thể giữ được độ tươi ngon trong 3 - 4 ngày.

 

Về giá thành sản phẩm

Rau hữu cơ được gieo trồng theo quy chuẩn nghiêm ngặt, cẩn thận, đảm bảo các yêu cầu cơ sở vật chất cần thiết nên chi phí trồng khá cao, giá thành vì vậy cũng cao hơn so với rau sạch GAP.

Rau hữu cơ và rau GAP đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm an toàn và chất lượng. Sự khác biệt giữa chúng nằm ở cách tiếp cận và phương pháp sản xuất. Người tiêu dùng có thể lựa chọn dựa trên giá trị cá nhân và ưu tiên về an toàn thực phẩm khi mua sắm cho bữa ăn cho gia đình mình.

 

Lựa chọn nông sản sạch theo tiêu chuẩn hữu cơ, GAP tại Sói Biển

 

Quầy kệ rau củ tại Sói Biển được sắp xếp gọn gàng, đa dạng các loại sản phẩm hữu cơ và GAP 

 

Để cung cấp nguồn nông sản sạch đến người tiêu dùng, Sói Biển đã hợp tác với nhiều nhà cung cấp uy tín với quy trình trồng được kiểm soát nghiêm ngặt, sử dụng tem nhãn, mã QR để người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc cho từng sản phẩm rau, củ, quả và dễ dàng chọn lựa các sản phẩm hữu cơ hay GAP theo nhu cầu.

Rau ăn lá của HTX Thanh Xuân đạt chứng nhận hữu cơ PGS đang được cung cấp tại Sói Biển